Minh chứng về sự "tàn độc, cạnh tranh" là bản chất vốn có của con người
Các vụ trộm cắp, giết người, khủng bố, phân biệt chủng tộc, bạo hành khiến con người đứng trước nguy cơ một thế giới không hòa bình. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tàn độc của con người.
1. Chiến tranh triền miên
Vào năm 2012, tác giả Steven Pinker, giáo sư đại học Harvard đã viết một cuốn sách giải thích rằng trái với quan điểm phổ biến người hiện đại thì ít hung bạo hơn tổ tiên của mình. Ông đã trích dẫn những con số về sự giảm thiểu đáng kể tỷ lệ giết người, số vụ phạt tử hình và tỷ lệ tử vong do chiến tranh. Tuy nhiên, người khác vẫn gọi thế kỷ 20 là thời kỳ tàn khốc đẫm máu nhất trong lịch sử lấp đầy bởi những cuộc chiến bất tận và nạn diệt chủng diện rộng. Từ năm 1900 thế giới chứng kiến 237 cuộc chiến từ lớn đến nhỏ và ngày nay vẫn có những cuộc nổi dậy của các thế lực thù địch như ở Afghanistan. Ngay cả khi Pinker đúng thì sự thật con người vẫn khao khát chiến tranh mọi lúc mọi nơi.
Chương trình huấn luyện quân sự trên kênh Discovery đã thực sự khiến ta nghĩ có những người đàn ông sinh ra để chiến đấu. Họ lớn lên với áp lực cao, môi trường tràn ngập mùi súng đạn và phát cuồng với chiến tranh. Bạn sẽ tự hỏi họ sẽ làm được gì nếu chính phủ không có nhu cầu thuê họ chiến đấu - liệu có thể là một công việc ngồi bàn giấy?
Về cơ bản, chúng ta vẫn rất thích có chiến tranh?
2. Anh hùng bàn phím
Không mất quá nhiều thời gian để nhận ra ngày nay có quá nhiều anh hùng bàn phím trên internet. Lướt qua bất kỳ một bảng bình luận của bất kỳ trang web hay trang cá nhân của ai đều có những comment sặc mùi khiêu khích, đấu đá thậm chí bạo lực trên những vấn đề quá vụn vặt.
Nhiều "anh hùng" tiết lộ họ khoái làm những việc mà không sợ bị đấm vào mặt. Một số nghien cứu giả thiết với những người thường xuyên bị dồn nén sự tức giận thì internet là một nơi an toàn để giải tỏa và dần dà gây nên sự lười giao tiếp, lạnh nhạt và độc ác với thế giới xung quanh.
3. Hai phần ba bộ lạc thế giới vẫn săn bắn, hái lượm
Nhiều người trong số chúng ta có thể cảm thấy sự thoải mái, sự thư thái mỗi khi đi săn bắn hoặc dành cả ngày đi hái nhặt hoa quả rừng trong một chuyến pinic, tụ tập bên đống lửa trại để hưởng thụ thành quả. Đó là một cách xả stress hiệu quả nhưng nếu không có mặt nền công - nông nghiệp hóa thì hoạt động săn bắn hái lượm sẽ cần phải chia sẻ nhiều diện tích bề mặt để cùng nhau tồn tại và không có nghĩa là sự đổ máu không xảy ra vì cạnh tranh.
Trên thế giới vẫn còn nhiều bộ tộc nguyên thủy sống giữa nền văn minh hiện đại giống như người Sentinelese trong vịnh Bengal. Họ đã từng giết chết một vài ngư dân say rượu đi lạc vào địa bàn của mình vào năm 2006. Các nhà nhân chủng học thống kê tới 2/3 những bộ lạc ngày nay vẫn săn bắn hái lượm trong tình trạng chiến tranh bộ lạc và 90% dẫn tới cuộc chiến thực sự. Mỗi lần như vậy, họ mất đi 0,5% dân số với tỷ lệ chết người cao ở nam giới từ 25-30%.
Những hủ tục, tập quán đẫm máu vẫn tồn tại bên cạnh và song song với con người hiện đại và được coi như một thú vui du lịch thì không thể trách một phần tính cách tàn bạo trong chúng ta vẫn không thể xóa nhòa.
4. Chúng ta vẫn có gen chiến binh
Bằng chứng thuyết phục nhất là một số người bạo lực chúng ta vốn còn tồn tại cái gọi là Gen chiến binh MAOA và trong khi mọi người đều sở hữu cho mình vài đoạn gen này tùy theo % mỗi người mà xu hướng bạo lực cao hay thấp. Điều thú vị là những người mang tàn suất gen này thấp thì dễ bị bạo hành và trở nên quá yếu đuối, cuối cùng họ sẽ ngày càng độc ác mong muốn được bạo hành với người khác.
Gen chiến binh không biến bạn thành tên đồ tể thô bạo nhưng nó giúp bạn chiến đấu, cứng rắn trong những tình huống khó khăn, thậm chí rất hiệu quả nếu đất nước bạn bị xâm lược.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận những người ít được giáo dục thì Gen chiến binh sẽ phát huy tác dụng tiêu cực. Trong một vụ giết người năm 2009. người đàn ông phải đối mặt với án tử hình vì đánh đập vợ và tình nhân của cô đến chết. Luật sư bào chữa đã chứng minh về Gen chiến binh và một quá khứ bị lạm dụng bạo lực của hung thủ và may mắn tòa án đã thấu hiểu và cho anh hưởng án 32 năm tù giam thay vì tử hình.
Hóa ra, khoảng 1/3 người phương Tây đều có Gen chiến binh đặc biệt là trong các bộ lạc chiếm tới 2/3 dân số của họ. Phụ nữ thường hiếm có loại gen này hơn vì nó được xác định trên nhiễm sắc thể giới tính nam Y, tuy nhiên các cô gái có một bản sao của Gen chiến binh trên nhiễm sắc thể X là MAOAs cũng hiệu quả không kém đáng mày râu.
5. Xem bạo lực như món giải trí
Chúng ta cũng chẳng khác gì với những người La Mã cổ đại lấy trò đấu sĩ và máu me làm niềm vui cao quý. Trên truyền hình dễ dàng tìm được một kênh tiêu khiển bằng các môn thể thao đấu đá, đẫm máu, những biếu tấu võ thuật man rợ mà ngày càng được ưa chuộng.
Hầu hết các hành vi bạo lực trong làng giải trí đều có ảnh hưởng sâu sắc tới giới trẻ nhưng câu hỏi lớn là tại sao chúng ta đều muốn xem chúng đầu tiên? Có lẽ đó là cách chúng ta gián tiếp sống với bản năng hoang dã của mình. Cũng có thể cuộc sống hiện đại đã quá buồn tẻ, thiếu cảm giác hồi hộp của các cuộc xung đột tranh giành quyền lực hay đại loại là quá gò bó với những luật lệ cấm đoán. và chúng ta cần một thứ để giải thoát. Không phải nói suông, ngay trong địa bàn của chúng ta cũng còn những lễ hội giết mổ đầy máu me, giành giật vật thiêng giẫm đạp lên nhau đã thu hút hàng ngàn người xem phấn khích, hò hét.
6. Chúng ta ác ngay từ hồi nhỏ
Theo nhà tư tưởng lớn Freud và Hobbes thì bản chất con người là độc ác nhưng một số người tin rằng bản chất trẻ sơ sinh lại trong sáng như phiến đá trắng. Chúng trở nên khác biệt bởi những người xung quanh đã có nhiều hành vi ảnh hưởng nhất định.
Nếu ai đã từng dành thời gian cho một đứa trẻ, bạn sẽ gặp một lúc nào đó nó có thể phang ngay món đồ chơi vào mặt bạn nếu không vừa ý và chỉ 5 phút sau nó lại hào phóng cho bạn phần đồ ăn của mình. Chúng ta phải rất mất công dạy dỗ bọn trẻ không được đánh em, ăn cắp, cắn xé, nói bậy qua nhiều năm.
Tuy nhiên, bằng chứng này khá mong mảnh để thanh minh cho sự độc ác của người lớn chúng ta. Ngay khi trẻ em biết đi chúng cũng có thể ra tay giúp đỡ người khác kể cả chúng không biết mình có khả năng đó hay không thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Chỉ tiếc rằng, trẻ con dễ bị dụ làm việc xấu chỉ bằng vài cái kẹo hay một lời hứa suông. Rõ ràng, việc đó in sâu trong mỗi con người, khi nhận được một thỏa thuận có giá trị người ta sẵn sàng làm những việc trái lương tâm.
7. Nội chiến trong tử cung
Bản năng sinh tồn, cạnh tranh đã bắt đầu từ rất sớm trong chúng ta. Những cặp song sinh hiếu động dùng bạo lực để chiếm lấy không gian trong bụng mẹ bằng cách đạp, đá người anh em của mình ra xa. Các bác sĩ còn nhận ra hiện tượng ích kỷ giữa các cặp song sinh này, chúng nhẫn tâm hút máu ra khỏi người anh em để nuôi sống bản thân. Nếu mọi việc suông sẻ ngay tử giai đoạn đầu, một thai nhi sẽ chiếm ưu thế và tiêu hóa luôn người anh em dẫn tới hiện tượng mất sinh đôi. Để tránh sự bốc hơi này, đôi khi bác sĩ phải bổ sung một lượng máu và dinh dưỡng phụ cho thai phụ để giảm khả năng cạnh tranh tạo môi trường sống lành mạnh cho những đứa trẻ.
Em bé bên phải dùng chân đẩy anh em mình để chiểm không gian trong bụng mẹ
Như vậy, trải qua hàng triệu năm tiến hóa bản chất lạnh nhạt, độc ác, luôn muốn cạnh tranh để sinh tồn đã là một phần trong mỗi chúng ta nhưng điều đó lại trở nên tiêu cực, thái quá trong thế giới hiện đại ngày nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét