kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013


Dân văn phòng “rầu lòng” giá cước 3G

Ngay khi các nhà mạng thông báo sẽ tăng giá cước 3G lên gần 20% đã nhận được nhiều sự phản đối từ người dân. Đặc biệt là đội ngũ dân văn phòng tỏ ra vô cùng bực bội và chán nản khi tiền mất nhiều hơn nhưng chất lượng thì ngày càng tệ.


Tăng tiền nhưng không tăng chất lượng

Chị Nguyễn Khánh Hoà (27 tuổi) đang là nhân viên một công ty thời trang tại Cầu Giấy – Hà Nội đã đăng ký gói cước 3G MiMax của Viettel với giá thuê bao 50.000 đồng/ tháng từ gần 1 năm trước, nhưng 3 tháng trở lại đây, chị luôn cảm thấy bực bội, phiền phức vì 3G.

“Khi mới nghe phong phanh chuyện tăng giá cước, cách đây khoảng vài tháng thì dùng 3G đã vô cùng chậm. Công việc của tôi liên quan đến lĩnh vực thời trang, nên ngày nào cũng phải đưa ảnh lên mạng để phục vụ khách hàng, nhưng mặc dù đã giảm kích thước, dung lượng ảnh đến mức thấp nhất cũng không thể nào tải nổi, chậm vô cùng.

Còn khi tăng giá cước chính thức thì thật khủng khiếp. Tôi chỉ lướt web đọc báo, vào facebook up khoảng 3 cái ảnh dung lượng thấp, check mail, gọi điện thoại rất ít nhưng chỉ 2 ngày là hết veo cái thẻ 50.000 đồng. Trong khi đó trước kia thì phải sử dụng 4 – 6 ngày mới hết một thẻ nạp 50.000 đồng” – Chị Hoà nhăn nhó cho biết.





Chị Hoà cảm thấy bực bội mỗi khi phải dùng đến 3G. Ảnh: V.D
Cùng chung cảnh ngộ với chị Hoà, anh Nguyễn Văn Đại (Công ty truyền thông Netlink – Cầu Giấy – Hà Nội) cũng sử dụng dịch vụ 3G của Vinaphone. Anh Đại đăng ký gói MAX với giá cước 50.000 đồng/tháng, được sử dụng miễn phí 600MB. Tuy nhiên, khi chưa tăng cước 3G thì anh Đại vẫn cố gắng chịu đựng tốc độ mạng 3G, nhưng từ khi tăng lên 70.000 đồng/tháng, anh Đại đã nghĩ tới việc ngừng sử dụng dịch vụ này.

“Tôi gặp vô vàn chuyện dở khóc, dở cười vì cái đường truyền này. Lúc trước, tôi và người yêu, cũng như nhiều bạn bè khác của tôi đều đăng ký 3G để có thể nhắn tin, gọi điện bằng phần mềm cho đỡ tốn kém. Nhưng không hiểu sao gần đây, cứ nói chuyện được vài phút thì bị cắt, nhắn tin thì không thể gửi được, hoặc phải đợi rất lâu. Tín hiệu đường truyền chập chờn, tốc độ vô cùng thấp, khiến người yêu tôi hiểu lầm là tôi không muốn nói chuyện, rồi quay ra giận dỗi. Khổ sở vô cùng.” – anh Đại nói.

Theo nhiều người sử dụng dịch vụ 3G, việc tăng cước thêm 20%, từ 50.000 đồng tăng lên 70.000 đồng không đáng là bao, nếu đường truyền tốt họ cũng chấp nhận nhưng tăng tiền mà chất lượng không tăng khiến nhiều người sử dụn dịch vụ phản ứng. Chưa kể, việc này còn ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ nên việc nhà mạng tăng giá cũng là làm giọt nước tràn ly, khiến nhiều người sẽ có thêm động lực ngừng sử dụng 3G.

Tăng cước, người đăng ký 3G “vắng vẻ”

Qua khảo sát nhanh của Một Thế Giới ở một số địa điểm tại địa bàn Hà Nội, lượng người đến đăng ký sử dụng dịch vụ 3G rất ít. Theo ghi nhận, hầu hết khách hàng chỉ đến đăng ký chuyển đổi cuộc gọi, đăng ký lắp đặt internet, trả cước…

Trao đổi với Một Thế Giới, đại diện truyền thông của Viettel cho biết, hiện phòng dịch vụ củaViettel đã có được những số liệu ban đầu về lượng khách hàng sử dụng 3G, tăng giảm ra sao, nhưng cần phải “làm việc” lại để đưa ra một con số chính xác nhất và sẽ “cung cấp vào thời điểm thích hợp”.

Đại diện truyền thông của Mobifone cũng thông tin rằng, hiện vẫn chưa thống kê được các số liệu liên quan đến việc tăng hay giảm khách hàng sử dụng 3G. Khi có được những số liệu chính xác sẽ cung cấp cho báo chí.

Theo khảo sát của công ty Nielsen và Báo Bưu điện về chất lượng 3G tại Việt Nam, người tiêu dùng cho biết có sự đi xuống rõ ràng của dịch vụ và khẳng định họ đang phải trả tiền 3G để dùng 2G vì tốc độ cũng như độ ổn định mạng rất kém, dù còn hay không lưu lượng ở tốc độ tối đa.

Cụ thể, tại Hà Nội, tỷ lệ người dùng hài lòng với 3G năm 2011 tới 80% đã giảm còn 66% vào năm 2012. Đà Nẵng giảm hơn 20% (từ 75% xuống còn 53%), đồng thời là thành phố có lượng khách hàng muốn rời mạng nhiều nhất (14%).

Năm 2012, 92% người dùng cho rằng tốc độ đường truyền quan trọng nhất đối với 3G nhưng chỉ có 55% hài lòng, giảm 9% so với 2011. Số lượng người không hài lòng chiếm 26% và rất không hài lòng chiếm 19%.

Còn theo nhận định của các chuyên gia, tính đến thời điểm hiện nay đã có 20 triệu người dùng 3G. Như vậy, theo tính toán chỉ cần khoảng 1/2 trong tổng số thuê bao 3G tại Việt Nam sử dụng các dịch vụ 3G không giới hạn thì việc tăng cước 20% lần này sẽ tiếp tục mang lại hàng chục tỉ đồng mỗi tháng cho các nhà mạng.

Theo Duyên Duyên
Motthegioi.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Bài đăng phổ biến