kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Trong bài nói chuyện trước hàng ngàn sinh viên của trường đại học danh tiếng Stanford vào ngày tốt nghiệp 12.6.2005, vị khách mời Steve Jobs đã kể rằng: “Tôi nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi: Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, tôi có muốn làm trong hôm nay những gì mà tôi dự định không? Và bất cứ khi nào câu trả lời “Không” xuất hiện liên tục trong quá nhiều ngày, tôi biết tôi cần phải thay đổi thứ gì đó”.


11 sản phẩm Apple gắn liền với Steve Jobs
Steve Jobs kể rằng ông đã nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi như thế từ khi ông đọc được đâu đó vào năm 17 tuổi câu nói: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình, một ngày nào đó bạn chắc chắn sẽ ổn”, và việc ghi nhớ rằng mình sẽ chết được Steve Jobs nhìn nhận như là “một công cụ lợi hại nhất mình tình cờ có được”, và công cụ đó đã giúp ông đưa ra những chọn lựa quan trọng nhất trong đời.



Đó là câu chuyện thứ ba – câu chuyện về cái chết –  một trong ba câu chuyện đời mà Steve Jobs mang đến kể trước các tân khoa Stanford, sau câu chuyện về việc kết nối các điểm mốc của cuộc đời, và câu chuyện về tình yêu và sự mất mát.

Cuộc đời Steve Jobs đã được tạo ra một cách sống động bằng cách nghĩ đến cái chết của mình mỗi ngày. Dường như việc nhìn đến tận điểm cuối của cuộc đời đã giúp Steve Jobs có cái nhìn toàn cảnh hơn, nhận thức rõ ràng những gì thực sự quan trọng để theo đuổi, và có động lực để đeo đuổi một cách nhiệt huyết nhất, như cách ông đã theo đuổi việc chế tạo những chiếc máy làm thay đổi nhân loại trong bốn thập kỷ qua. Là Apple, là Macintosh, là iPod, iPhone, Ipad, v.v.

Biết nhìn đến tận điểm cuối của cuộc đời từ hàng chục năm trước khi cuộc đời đó kết thúc, đã giúp Steve Jobs vượt qua những lẽ thường của nó. “Vì hầu như mọi thứ - tất cả những kỳ vọng bề ngoài, tất cả sự tự hào, tất cả nỗi lo sợ bị thất bại hay ngượng ngùng – những thứ đó sẽ biết mất trước mặt cái chết, để lại duy nhất thứ thực sự quan trọng”, Steve Jobs nói trước các tân khoa trường Stanford.

Khi Steve Jobs tham dự buổi lễ tốt nghiệp của trường Đại học Stanford vào ngày 12.6.2005, có một chiếc máy bay đã lượn qua đó kéo theo một băng rôn có dòng chữ "Steve — Don't be a mini- player — recycle all e-waste" (Steve — Đừng là một chiếc máy chơi nhạc nhỏ bé — hãy tái chế tất cả rác thải điện tử). Đó là ứng xử của Steve Jobs sau vụ việc xảy ra trước đó hai tháng, khi ông mắng mỏ những người ủng hộ việc bảo vệ môi trường ngay tại một cuộc gặp gỡ thường niên của Apple ở Cupertino, vì họ chỉ trích quy trình tái chế rác điện tử yếu kém của Apple. Rồi Apple mở rộng chương trình tái chế,  loại bỏ các thành phần không thân thiện môi trường trong mọi sản phẩm.

Steve Jobs và Apple đã dẹp bỏ được những ứng xử theo kiểu chối cãi thông thường trước những chỉ trích của những nhà bảo về môi trường. Vì trước cái chết tất cả sẽ biến mất chỉ còn lại những thứ thực sự quan trọng?

Một năm trước khi đứng phát biểu trước hàng ngàn sinh viên trường Stanford, tức là vào giữa năm 2004, Steve Jobs đã được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy. Thời điểm mà Steve Jobs gọi là lúc “nhận thức rõ bản thân cận kề với cái chết” lại trở thành một điểm mốc của cuộc đời Steve Jobs, mang đến một kết nối mới, suy nghĩ tích cực mới về cái chết. “Cái chết dẹp sạch cái cũ để dọn đường cho cái mới”, Jobs nói với các tân khoa.

Ông và Apple sau đó đã tiếp tục làm thay đổi thế giới bằng những cái mới không ngừng được sáng tạo. Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone có màn hình cảm ứng và chạy trên hệ điều hành. Tháng 1.2010, Apple tung ra chiếc máy tính bảng iPad tạo ra một làn sóng máy tính bảng trên toàn thế giới.

Câu chuyện thứ ba của Steve Jobs kết thúc với những lời khuyến khích:“Thời gian của các bạn có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của ai khác. Đừng để những ồn ào từ ý kiến của những người khác dìm mất tiếng nói trong chính bạn. Và điều quan trọng nhất, hãy can đảm đi theo trái tim và trực giác của bạn. Chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành như thế nào. Mọi thứ khác là thứ yếu”.

Đó là những điều Steve Jobs không chỉ nói mà đã làm đúng như vậy. Ông đã sống cuộc đời của ông, cuộc đời của một đứa con nuôi xót tiền của cha mẹ nuôi nên bỏ ngang đại học, cuộc đời có những ngày như thể hôm nay là ngày cuối đời nên phải làm mọi điều mình muốn, cuộc đời tận hưởng mọi điểm mốc, mọi tình yêu, và mọi tổn thất.

Trong chuỗi ngày như thể là ngày cuối cùng của đời mình, Steve Jobs có lẽ đã mãn nguyện khi thấy một sản phẩm mới – chiếc iPhone 4S mà ông đã cùng với đế chế Apple của mình tạo ra được trình làng vào hôm 4.10, trước khi ông nhắm mắt xuôi tay ở tuổi 56 vào chiều ngày 5.10, ngày cuối cùng của đời ông.
Nguyễn Hồng Ngân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Bài đăng phổ biến