Phía sau bức hình "tự sướng" của Tổng thống Obama tại lễ tưởng niệm Nelson Mandela
Ngoài cái bắt tay gây tranh cãi với Raul Castro (em trai cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro), tại lễ tưởng niệm Nelson Mandela, Tổng thống Mỹ Obama còn thực hiện một hành vi đáng trách khác đó là chụp một bức ảnh tự sướng cùng Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt.
Trong bức ảnh chúng ta có thể thấy phu nhân tổng thống, bà Michelle Obama (ngoài cùng bên phải), tỏ rõ thái độ khó chịu.
Vài tháng trước, xã hội Mỹ đã bị cuốn vào một cuộc tranh luận tầm cỡ quốc gia về trào lưu chụp ảnh tự sướng trong đám tang của thanh thiếu niên.
Vậy mà nay, biểu tượng quốc gia của họ, cùng với Anh và Đan Mạch, lại đang làm một điều đáng xấu hổ tại lễ tưởng niệm một trong những vị anh hùng vĩ đại của thế giới? Liệu có gì đó không ổn ở đây?
Phía sau một bức hình...
Trong chính trị, hình ảnh rất quan trọng, và mọi chính trị gia đều hiểu rõ điều đó. Tổng Obama biết rõ điều đó hơn ai hết, bản thân hình ảnh của ông cũng được (và bị) ghi lại ở cả hai thái cực tốt – xấu, món quà hoặc là sự tệ hại của một khoảnh khắc.
Từng có một cuộc tranh cãi nhỏ về việc ứng cử viên tổng thống Obama đã không đặt tay lên trái tim mình theo nghi thức lúc hát quốc ca. Khoảnh khắc ông cúi chào Quốc vương Abdullah của Ả Rập Xê-út cũng là một khoảnh khắc mà các đối thủ của ông nhanh chóng nắm bắt để "dìm hàng".
Bởi vậy, dù biết tầm quan trọng của thể diện ở mức quốc gia, nhưng như đã đề cập ở trên, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy vị Tổng thống này bị ghi hình lại cảnh đang chụp ảnh "tự sướng" với 2 chính trị gia khác tại lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Tệ hơn thế, người ta cũng dễ dàng nhận ra 2 chính trị gia còn lại trong bức hình "bộ ba tự sướng" đó chính là Thủ tướng Anh và Thủ tướng Đan Mạch.
Hình ảnh có tính biểu tượng và khá nhạy cảm này - được chụp bởi một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn AFP – đã phản ánh rõ nét hơn bất cứ ngôn từ nào, bởi dường như phu nhân Michelle Obama là người duy nhất trong khuôn hình tỏ ra nghiêm nghị và kính cẩn tại lễ tưởng niệm này.
Hình ảnh này đã lập tức được đưa lên trang Selfies at Funerals (tạm dịch là Tự sướng tại các đám tang), một trang Tumblr đáng xấu hổ vốn được thiết kế để hàng trăm teen (gần như) "tự sướng" trong các dịp buồn bã là… đám tang, chỉ để thể hiện cái tôi tệ hại của họ. Ngay khi bức ảnh "tự sướng" trong đám tang của Obama được đăng lên trang này, phía Tumblr đã tuyên bố không thể để nó (bức ảnh đó) lên nó, và lập tức đóng cửa trang này (nhưng hiện giờ đã mở trở lại?!?).
Nhưng đây là thời đại của Internet, nơi mà bạn không chỉ nhận được một vài dòng chú thích ngay dưới bức ảnh của bạn trên trang chủ, mà bạn sẽ nhận được toàn bộ những câu chuyện (dù muốn hay không) qua các bình phẩm của nhiều người xem khác. Vậy nên, bài học chủ chốt ở đây để giảm thiểu tổn hại là bạn cần thận trọng và chọn lựa phù hợp khi quyết định chia sẻ hình ảnh với bất kỳ ai, những người có thể… "thêu dệt" nên một câu chuyện dựa trên bức ảnh đó.
Hãy thận trọng khi phán xét người khác
Chúng ta hãy cùng thử phân tích bối cảnh của bức ảnh và những trường hợp tích cực phía sau bức hình này, để có thêm cái nhìn tổng quan tốt hơn phía sau sự kiện "tự sướng" của Tổng thống Obama:
Điều đầu tiên, đây hoàn toàn không phải là một tang lễ; chắc chắn không phải là dịp để mặc quần áo trong màu đen trang nghiêm. Đơn giản, đây chỉ là… 4 tiếng đồng hồ trong một đài tưởng niệm có quy mô cỡ một sân vận động, để tưởng niệm cuộc đời và những di sản của cựu Tổng thống Nam Phi để lại, một cuộc nổi dậy, một bản giao hưởng và điệu nhảy đầy màu sắc đặc trưng của Nam Phi..., khiến cho người ta đang nghĩ tới sự sôi động ở các cuộc đụng độ với đội bóng Nam Phi tại World Cup.
Điều thứ hai, đây có vẻ như là một dịp cho các Tổng thống và các nguyên thủ khác cùng nhau tự chụp những tấm hình lưu niệm của họ. Bằng chứng là những bức hình "tự sướng" trong dịp tưởng niệm này của cựu tổng thống Bush và ca sĩ Bono trên Instagram.
Thứ ba, hãy xem xét bối cảnh của bức hình "tự sướng". Trong các bức ảnh khác, chúng ta có thể thấy các nguyên thủ khác đang vui đùa xung quanh, đổi chỗ hoặc nhìn rất nhàm chán - Tất cả những điều mà bạn có thể khó tránh khỏi khi bạn mắc kẹt tới 4 tiếng đồng hồ trong một sân vận động. Nữ Thủ tướng Đan Mạch, bà Thorning-Schmidt dường như là người đầu tiên cố gắng vượt ra khỏi sự nhàm chán đó bằng cách rút chiếc smartphone của bà ra. Chúng ta hãy hiểu cho họ!
Thứ tư, và có lẽ điều quan trọng nhất trong trường hợp này, đó là bà Thorning-Schmidt mới là người chụp bức hình "tự sướng" cho cả ba nguyên thủ, chứ không phải là Obama. Thử hỏi xem, nếu có một trong những nguyên thủ hàng đầu ở Châu Âu có nhã ý chụp nhanh một bức "tự sướng" với bạn một cách lịch thiệp, thì (dù với lý do ngoại giao) liệu bạn có thể chối từ hay không? Đặc biệt là khi ngay cả Thủ tướng Anh - David Cameron, một người khá tỉnh táo – cũng đã sẵn sàng gia nhập cuộc vui?
Để bức ảnh thực sự được hoàn thiện, bạn sẽ cần thêm vài câu bông đùa. Có lẽ, bà Thorning-Schmidt lúc đó nói rằng, "Hãy cùng tưởng nhớ thời khắc ấn tượng này và hãy nhớ tới cuộc đời của một người đàn ông vĩ đại bằng một bức ảnh chụp chung vui vẻ nhé". Có thể phu nhân của Obama lúc đó đang thầm nghĩ rằng, "Hỡi người đàn ông vĩ đại (ám chỉ cố tổng thống Nam Phi), tôi ước gì có một chỗ ở đây cho tôi trong bức hình này (nhưng điều đó là không thể tại một lễ tang)".
Vấn đề cốt lõi ở đây là, chúng ta không biết bối cảnh đầy đủ về những gì sẽ diễn ra, với bất kỳ người nào trong số 3 người khác nhau trên thế giới, trong một khoảnh khắc riêng tư của họ. Nếu không có những kiến thức và hiểu biết nhất định, chúng ta sẽ dễ bị cuốn vào một cuộc chạy đua để phán xét vội vã với những người đang tưởng nhớ về một người đàn ông đã dành nhiều thập kỷ để đấu tranh cho xã hội và quyền con người, mà quên mất ý nghĩa thực sự của thời khắc lịch sử đó.
Hình ảnh có thể là "vua" trong chính trị, nhưng có những thời điểm nên dẹp chúng qua một bên và đừng vội phán xét!
Hoàng Kỷ
Theo TheWire & Mashable
0 nhận xét:
Đăng nhận xét