Cùng với AMD, Intel là một trong hai hãng sản xuất chip bán dẫn hàng đầu trên thế giới. Chip xử lý trung tâm là một phần không thể thiếu trong chiếc máy tính nhưng rất nhiều người chưa phân biệt được hoặc thường bị nhầm lẫn tên gọi chip của Intel.
Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cắt nghĩa rõ hơn về tên gọi và các ký hiệu trên tên gọi của dòng chip Intel phổ biến nhất hiện nay gồm các thế hệ chip từ 1,2,3,4 : Intel Core Arrandale, Sandy Bridge, Ivy Bridge,Haswell áp dụng đối với laptop và máy bàn
Chip Intel Core i hiện có 3 thế hệ. Thế hệ đầu – tên mã là Arrandale, thế hệ hai – Sandy Bridge, thế hệ ba – Ivy Bridge.
Cấu trúc tên chung của chip Intel Core i cơ bản là:
Tên bộ xử lý = Thương hiệu (Intel Core) + Từ bổ nghĩa thương hiệu (i7) + Thế hệ (3) + SKU (920) +Dòng sản phẩm (M)
SKU: số hiệu xác định sản phẩm
Chip Intel Core i thế hệ đầu tiên - Arrandale
Ví dụ minh họa về chip Intel Core i3-330E:
Trong tên chip Core i thế hệ đầu tiên, chúng ta thấy không có con số chỉ báo thế hệ mà chỉ có dãy số SKU và do đó dãy số phía sau tên model, ví dụ Core i3, chỉ có 3 số. Ba chữ số SKU tiếp tục được phân hóa như trong bảng dưới đây:
Bảng tổng hợp đặc điểm tên các mẫu chip thuộc thế hệ Core i đầu tiên
Dựa theo ví dụ và bảng trên ta có thể thấy:
- Sau tên dòng chip là 3 số "xxx" – những số này là định danh của chip trong dòng chip đó, nó càng cao thì xung nhịp càng lớn, càng đắt.
- Sau 3 số "xxx" là hậu tố chữ cái in hoa thể hiện đặc điểm chung của sản phẩm (xem bảng ở cuối bài).
- Dòng Core i3 và Core i5 có hai công suất tiêu thụ là 35 W và 18 W
- Dòng Core i7 có bốn công suất tiêu thụ là 45 W, 35 W, 25 W, 18 W
- Dòng Core i7 Extreme luôn chỉ có một công suất tiêu thụ là 55 W
- Chữ số đầu tiên trong dãy 3 chữ số của dòng Core i3 là số 3, của dòng Core i5 là số 4 và 5, dòng Core i7 là số 6 và 7 trong khi dòng Core i7 Extreme là số 9.
Chip Intel Core i thế hệ hai – Sandy Bridge:
Ví dụ minh họa về chip Intel Core i5-2520M:
Sau phần tên dòng chip thì có 4 ký tự chữ số trong đó ký tự số 2 ở trước, phía sau là ba chữ số, tiếp đó có thể có hoặc không ký tự chữ cái viết in hoa tùy thuộc loại chip theo như bảng bên dưới:
Bảng tổng hợp đặc điểm tên các mẫu chip thuộc thế hệ Core i thế hệ hai – Sandy Bridge
Dựa vào ví dụ và bảng trên, ta rút ra một vài đặc điểm của tên dòng chip này:
- Sau tên dòng chip có 4 chữ số (chứ không phải 3 chữ số như dòng chip đời đầu)
- Chữ số đầu tiên là số 2 (ý chỉ tên đời hai)
Chip Intel Core i thế hệ ba – Ivy Bridge:
Ví dụ minh họa chip Intel Core i7-3920XM:
Bảng tổng hợp đặc điểm tên các mẫu chip thuộc thế hệ Core i thế hệ ba – Ivy Bridge:
Chip Ivy Bridge cũng có 4 chữ số ngay sau tên dòng chip, số đầu tiên là số 3 (ý chỉ tên đời Ba). Sau đó là chữ in hoa hậu tố mang ý nghĩa theo bảng ở cuối bài.
Những kí tự in hoa đứng cuối cùng trong tên các con chip cũng mang một ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như chữ "M" là mobile, tức các CPU dành cho laptop. Nếu bạn thấy chữ "QM" thì nó có nghĩa Quad-core Mobile, tức những vi xử lí bốn nhân dùng trong máy tính xách tay. "X" là phiên bản "Extreme" với cấu hình mạnh và giá cũng không hề rẻ. "T" đại diện cho dòng CPU với mức tiêu thụ điện năng thấp. S là tối ưu hóa hiệu năng/lượng điện tiêu thụ. Cuối cùng là kí tự "K", đại diện cho dòng CPU với khả năng mở khóa hệ số nhân để dùng trong việc ép xung. Bảng dưới là ý nghĩa của hậu tố in hoa.
Riêng Core i7 Extreme ở tất cả các dòng đều có chữ XM là hậu tố và TDP là 55 W. XM – Extreme Mobile: chip hiệu suất cao cấp cho laptop và giá cũng cao.
Ý nghĩa những chữ cái in hoa là hậu tố ngay sau tên chip của Intel:
Thermal Design Power (TDP): được hiểu đơn giản là nhiệt lượng tối đa mà hệ thống làm mát cần phải giải tỏa – tính bằng W. Như vậy công suất tiêu thụ điện năng sẽ càng lớn nếu con số này càng lớn.
Intel Core i thế hệ 4 tiêu thụ ít điện năng hơn tới 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể.
Haswell có bốn dòng chip bao gồm U và Y điện áp thấp dành cho ultrabook, M tầm trung và H mạnh mẽ cho máy để bàn.
Dòng vi xử lý mới của Intel mới được ra mắt vào đầu tháng này dựa trên nền tảng mang tên Haswell. Đây là dòng chip Core i thế hệ thứ 4 của hãng và vẫn sử dụng quy trình sản xuất 22 nm cùng bóng bán dẫn 3D giống dòng Ivy Bridge. Theo chu trình phát triển "Tich-Tock" của Intel (một năm thay đổi ít mới đến một năm thay đổi nhiều) thì Haswell nằm ở chu kỳ thay đổi nhiều.
Đáng chú ý khi những nâng cấp chủ yếu hỗ trợ cho các dòng máy tính siêu di động bởi liên quan nhiều đến thời lượng sử dụng pin cũng như hiệu năng đồ họa cho chip tích hợp. Dự kiến Haswell sẽ có mặt trên các dòng laptop mới bán ra từ tháng 7 năm nay.
Thời lượng sử dụng pin
Mức tiêu thụ điện năng tăng đáng kể trên chip mới.
Intel Core i thế hệ thứ 3 từng được quảng cáo cải thiện thời gian sử dụng pin và thiết kế mỏng nhưng chỉ tốt hơn 20% so với các máy tính Core i thế hệ 2 Sandy Bridge. Đến năm 2013, Intel tuyên bố chip Haswell tốt hơn tới 20 lần so với chip Sandy Bridge ở chế độ chờ. Thời gian xem video chuẩn HD cũng cao hơn 3 giờ so với dòng chip cũ. Thử nghiệm này tiến hành trên hai vi xử lý là Core i7-4650U thế hệ 4 và Core iy-3667U thế hệ 3.
Nhà sản xuất cũng cho biết khi máy tính ở trạng thái "ngủ", lượng pin tiêu thụ chỉ còn bằng một nửa so với thế hệ trước. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể gập máy tính và máy vẫn lưu trạng thái nghỉ trong tới 10 ngày khi gắn kèm pin dung lượng 50 Wh thường thấy trên ultrabook.
Intel cũng sử dụng quy trình sản xuất 22 nm cùng bóng bán dẫn 3D giống dòng Ivy Bridge cho thế hệ Haswell. Tuy nhiên, các kỹ sư đã tích hợp hệ thống quản lý điện năng với một loạt các điều chỉnh điện áp vào một bộ điều khiển duy nhất. Điều này giúp đoạn đường nối điện áp ngắn và nhanh hơn cho phép các chip làm việc hiệu quả khi cần thiết và tự hạ nhiệt khi không dùng. Các máy tính xách tay nhờ vậy cũng hoạt động lại từ chế độ nghỉ nhanh hơn.
Nếu như năm ngoái một chip điện áp thấp của Ivy Bridge có mức tiêu thụ điện năng là 20W thì giá trị này với dòng U năm nay của Haswell chỉ là 15W (với dòng U series).
Máy mỏng hơn
Thiết kế cho các dòng máy đều mỏng hơn.
Dòng vi xử lý mới tiêu thụ ít điện năng hơn nên nhờ thế cũng tỏa nhiệt ít hơn và không cần nhiều không gian để làm mát. Tuy nhiên, các máy được thiết kế mỏng hơn chưa chắc đã đi kèm mức giá cũng dễ chịu hơn. Theo Slashgear, các model siêu mỏng vẫn sẽ ở mức giá cao và hơn nữa hiệu suất hoạt động cũng chưa thể đáp ứng cho các công việc năng như chơi game hoặc chỉnh sửa video.
Theo công bố của Intel, độ mỏng của các máy sử dụng chip Haswell mới sẽ là từ 16-18 mm với dạng truyền thống. 18 đến 20 mm cho máy màn hình lật xoay. Với dạng tháo rời màn hình, độ mỏng là từ 17 đến 19 mm trong khi tablet sẽ chỉ từ 10 đến 12 mm.
Khả năng đồ họa
Thử nghiệm chơi một số game với chip đồ họa tích hợp.
Không chỉ tiết kiệm pin hơn, ưu điểm lớn tiếp theo của Haswell chính là khả năng đồ họa. Đi kèm với dòng chip xử lý mới, Intel cũng đưa vào dòng chip đồ họa với những cải thiện rõ rệt cũng như tiêu thụ mức điện năng chỉ là 15 W trên các mẫu ultrabook sử dụng chip Intel HD Graphics 5000.
Trong khi đó, các chip cao cấp Core i7-4558U tiêu thụ điện năng 28W sẽ đi kèm chip đồ họa Iris mới. Intel tuyên bố nó sẽ giúp chơi một số game "nặng" hiện nay nay ở cài đặt trung bình như 37 khung hình mỗi giây khi chơi trò Tomb Raider ở độ phân giải 1.366 x 768 pixel, 60 khung hình mỗi giây với Call of Duty: Modern Warfare 3 ở độ phân giải Full HD.
Cùng với hai dòng tiết kiệm điện năng U Series và Y Series cũng như dòng M Series cho tầm trung, Intel cũng giới thiệu dòng chip hiệu năng cao là H Series với mức tiêu thụ điện năng 47W đi kèm chip đồ họa Iris Pro. Khi đó, hiệu năng đồ họa có thể so sánh với một số dòng card đồ họa rời như Nvidia GT 650.
Ngoài chơi game, chip đồ họa tích hợp mới của Intel sẽ nhanh hơn ở khả năng mã hóa và giải mã âm thanh cũng như hình ảnh.
Tạo ra cỗ máy siêu di động ultrabook đích thực
Haswell tạo giải pháp tổng thể cho ultrabook.
Quá nhiều thứ được hứa hẹn trên các mẫu ultrabook mới được bán ra từ giữa năm nay. Đầu tiên chính là "trọn gói" màn hình cảm ứng, công nghệ truyền dẫn tín hiệu hình ảnh không dây Intel Wireless Display, điều khiển bằng giọng nói. Ngay sau đó là thời lượng sử dụng pin ấn tượng với 6 giờ phát video HD liên tục, 9 tiếng hoạt động khi chạy Windows 8 và 7 ngày ở chế độ chờ.
Ngoài ra, tất cả các máy sẽ có thời gian hoạt động trở lại từ chế độ "ngủ" chưa đầy 3 giây (với ổ SSD gắn kèm). Các máy thực hiện được điều khiển bằng giọng nói phải có microphone gắn kèm tương thích với phần mềm.
Tổng kết
Với sự thay đổi về thời lượng sử dụng pin được cho là lớn nhất trong lịch sử phát triển cũng như hiệu năng đồ họa tăng, Haswell rõ ràng rất được chờ đợi trên các mẫu ultrabook năm nay. Ngoài ra, những người yêu thích thiết kế mỏng nhẹ cũng có lý do để sở hữu ultrabook chạy Core i thế hệ thứ 4 khi có độ dày giảm khoảng 2-4 mm so với thế hệ cũ.
Tuy nhiên, việc Intel không đặc biệt nói nhiều về cải tiến hiệu năng hoạt động của CPU trên nền tảng mới sẽ giúp người đang sử dụng máy hoặc chuẩn bị mua các dòng chip cũ cho máy để bàn trở nên yên tâm hơn. Dễ nhận thấy lần nâng cấp năm nay chủ yếu hướng đến các dòng máy di động thay vì máy tính truyền thống.
Nguồn: Sưu tầm internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét