kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014



1. Elizabeth Naramore: Bắt đầu với OOP

Naramore hiện đang là nhân viên của SourceForge và người sáng lập trang PHPWomen.org. Đối với người vừa mới bắt đầu học PHP, Naramore cho rằng nên có một nền tảng vững chắc trong việc lập trình hướng đối tượng (OO) trước khi tìm hiểu sâu hơn vào PHP.

"Nếu bạn vốn không xuất thân từ lĩnh vực lập trình, hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên tắc căn bản của phát triển phần mềm. Những vấn đề cần chú ý như lập trình hướng đối tượng (OOP), phát triển hướng kiểm thử (test driven development), quản lí phiên bản (version control), gỡ lỗi (debugging), các mẫu thiết kế (design pattern), vv).

"Nếu bạn đã thử và không thể giải quyết vấn đề của bạn, đừng ngại hỏi. Các cộng đồng PHP nói chung rất hữu ích và thân thiện. Có vô số tài nguyên cho những người mới trên mạng. Nhờ đến sự trợ giúp của cộng đồng, cho dù đó là một nhóm người dùng địa phương, một dự án mã nguồn mở của cộng đồng, hay một kênh IRC như #phpc trên freenode".

2. Keith Casey: Hãy Google trước khi hỏi

Casey là chủ của một cửa hàng bán phần mềm và là một diễn giả rất có tiếng trong các cuộc hội thảo lớn về PHP.

Lời khuyên của ông nhấn mạnh việc hãy biết mình đang ở đâu trong cộng đồng PHP cùng với một câu châm ngôn đang ngày càng trở nên quan trọng: Google trước khi hỏi.

"Hãy tham gia ngay vào một nhóm người dùng PHP (PHP User's Group). Có vô số nhóm người dùng PHP ở mọi nơi trên thế giới. Đó là nơi những người thông minh tập hợp để thảo luận, khám phá những ý tưởng, và giúp đỡ lẫn nhau.

"Hãy nhớ thử tìm kiếm trên Google trước khi đặt câu hỏi. Chẳng có ai thích những kẻ lười biếng cả".

3. Eamon Leonard: Tham gia các dự án mã nguồn mở

Leonard điều hành một công ti phần mềm đặt tại Ireland và là đồng sáng lập CloudSplit, một dịch vụ phân tích thời gian thực cho công nghệ điện toán đám mây. Giống như nhiều đồng nghiệp của mình, ông khuyên rằng hãy cố gắng tham gia các dự án mã nguồn mở ngay cả khi mới bắt đầu học PHP.

"Hãy tham gia vào các dự án mã nguồn mở ngay sau khi bạn nắm bắt được các vấn đề cơ bản... Việc này khiến bạn có thể truy cập vào mã nguồn của các dự án và là một cơ hội rất lớn để học hỏi từ các chuyên gia kì cựu trong ngành".

"Tìm và lập tài liệu cho các lỗi có thể tái phát sinh là một nhiệm vụ rất tốn thời gian và được đánh giá cao bởi bất kỳ nhóm phát triển mã nguồn mở nào... Khi thuê các nhà phát triển để làm việc với chúng tôi, chúng tôi sẽ dành nhiều sự ưu ái hơn cho những ai đã từng làm việc trên một dự án phần mềm mã nguồn mở".

4. Lorna Jane Mitchell: Hãy bắt tay vào làm (Just do it)

"Lornajane" là tên gọi phổ biến hơn của Mitchell trên cộng đồng trực tuyến, là một nhà cố vấn, nhà phát triển phần mềm, một tác giả và diễn giả về PHP.

Cô đưa ra một lời khuyên khá nổi tiếng trong giới chuyên môn: Hãy bắt tay vào làm (Just do it).

"Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước! PHP là một ngôn ngữ rất dễ học. Cách tốt nhất để tìm hiểu xem cái gì đó hoạt động như thế nào là bắt tay vào làm thử.

"Bất cứ ai cũng có thể lập trình PHP. Ít khó khăn khi tham gia có nghĩa là có rất nhiều code PHP tồi trên thế giới. Nhưng những đoạn code PHP tồi mà chạy tốt thì cũng vẫn hữu ích. Cá nhân tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể giải quyết vấn đề của bạn với PHP thì cứ mạnh dạn bắt tay vào code ngay cả khi nó chưa hoàn hảo".

5. Chris Cornutt: Tránh những đoạn code rối rắm

Cornutt điều hành PHPDeveloper.org và Joind.in. Ông đã bắt đầu lập trình PHP từ năm 1998. Trong lời khuyên của ông dành những người mới bắt đầu phát triển PHP, ông cảnh báo về những đoạn code rối rắm.

"Tôi nghĩ rằng những phát triển mới sẽ dễ dàng bị chán nản với những đoạn code rối rắm, đau đầu... Những người mới bắt đầu và có một chút thích thú với ngôn ngữ PHP thường rất hăng hái viết code với tâm lí là chỉ cần code chạy được là được, nhưng tôi dám chắc rằng hơn một nửa trong số họ sẽ bỏ cuộc".

"Hãy thử tìm một người cố vấn có thể hướng dẫn bạn một số bước đi ban đầu. Bạn sẽ cảm nhận được một sự khác biệt rất lớn khi bạn có một người nào đó để bàn luận. IRC là một lựa chọn tốt, nhưng một người để có thể gặp mặt để học hỏi sẽ tốt hơn rất nhiều.

Thường họ có rất nhiều các trang web với vô số các đoạn code và các ví dụ PHP đã giúp họ vượt qua những tình huống khó khăn. Một số ví dụ rất hay, một số không có ích nhiều lắm nhưng hãy học chúng một cách dần dần. Phát triển PHP cũng giống như bất cứ điều gì khác, là một kỹ năng mà cần phải được mài giũa - bạn không thể nhảy bụp vào và trở thành một chuyên gia sau một đêm được".

6. Abraham Williams: Học Drupal

Williams là một nhà phát triển và tự gọi mình là một "người ủng hộ các hacker" (hacker advocate). Ông cũng khuyên những người mới lập trình PHP nên tham gia vào các dự án lập trình mã nguồn mở.

"Tìm một dự án hoặc cộng đồng chất lượng (tốt nhất là các dự án phát triển theo định hướng mã nguồn mở) để đóng góp vào. Tìm hiểu về các đoạn mã, con người và văn hóa riêng của dự án đó. Bạn sẽ học hỏi được từ các nhà phát triển có kinh nghiệm, niềm đam mê với những đoạn code chất lượng cùng với một cộng đồng thân thiện. Những người mới sẽ nhận được nhiều hơn từ việc đề xuất các đoạn code cải tiến trong các bản vá và thậm chí từ việc làm thế nào để là một thành viên cộng đồng tốt hơn".

"Tôi cho rằng các dự án Drupal là một điểm khởi đầu tốt. Đó là một cộng đồng trưởng thành và hùng hậu, có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, có rất nhiều cơ hội việc làm đối với các nhà phát triển Drupal giỏi".

7. Demian Turner: Học hỏi từ các coder nhiều kinh nghiệm

Turner đã làm việc với các web và các dự án mã nguồn mở từ năm 1996. Ông điều hành PHPKitchen.com và gần đây là một trong những người lọt vào chung kết cuộc thi doanh nhân khởi nghiệp Seedcamp.

Ông đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý báu cho những người mới phát triển PHP để tiết kiệm thời gian, cải thiện các đoạn code tốt hơn và giúp duy trì được sự yêu thích viết code.

"Đọc các code của các nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm. Đó luôn là những cách tốt hơn, sáng sủa hơn để giải quyết các vấn đề bạn gặp phải. Đừng phát minh lại bánh xe, bạn sẽ luôn có thừa các công cụ, thư viện sẵn có để lập trình. Hãy sử dụng các thư viện có uy tín bất cứ khi nào bạn có thể thay vì tự viết code từ đầu".

"Đảm bảo rằng code của bạn thật dễ hiểu. Nếu chính bạn cũng không thể hiểu được code mà bạn viết ra sau sáu tháng sau thì làm sao các nhà phát triển khác có thể hiểu nổi?".

"Luôn cố gắng đơn giản hóa các đoạn code. Sẽ vất vả hơn để viết các đoạn code đơn giản hơn nhưng một cấu trúc code nhất quán sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức hơn khi phải bảo trì".

"Cuối cùng, tìm hiểu về một số các lập trình viên xuất sắc và cách làm thế nào họ giữ được niềm đam mê về nghệ thuật lập trình trong nhiều năm như vậy".

8. Stuart Herbert:

Tìm hiểu về phát triển hướng kiểm thử (test-driven development), tính đóng gói (encapsulation) và quản lí mã nguồn (source control)

Herbert đã bắt đầu code PHP kể từ năm 1999. Ông đã viết về PHP trong nhiều năm và đã đóng góp rất nhiều cho Gentoo Linux.

Đối với những người phát triển PHP, ông khuyên "Hãy tìm hiểu về việc phát triển hướng thử nghiệm và đóng gói. Một khi hiểu về nó, bạn sẽ viết code nhanh hơn. Và bất cứ ai phát triển kế thừa từ những đoạn code của bạn sẽ cảm ơn bạn rất nhiều".

"Tìm hiểu về việc quản lí mã nguồn chưa bao giờ được xem nhẹ".

Ông cũng nói rằng sức mạnh lớn nhất của ngôn ngữ PHP là bộ tài liệu tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí tại PHP.net. Với một số ngôn ngữ khác, có thể bạn sẽ cần phải đi ra ngoài và mua các tài liệu như sách ngoại trừ với PHP".

9. Maggie Nelson: Tìm hiểu về lưu trữ dữ liệu (data storage)

Nelson là một nhà phát triển PHP hiện đang làm việc cho Flickr.

Cô nói rằng những người mới học PHP nên bắt đầu học về lưu trữ dữ liệu ngay từ khi mới bắt đầu.

"Hầu như bạn sẽ sử dụng PHP cho các ứng dụng web. Các ứng dụng web nổi trội là những ứng dụng web sử dụng dữ liệu theo những cách không bình thường để giải quyết những vấn đề bình thường. Nếu bạn chỉ vừa bắt đầu với PHP và đây là ngôn ngữ lập trình đầu tiên của bạn, hãy dành một hoặc hai ngày để đọc về lưu trữ dữ liệu và một chút về SQL. PHP được biết đến là hoạt động rất tốt với các cơ sở dữ liệu. Hãy thử tìm hiểu về MySQL, các cơ sở dữ liệu quan hệ khác và một vài giải pháp lưu trữ NoSQL".

"Hãy tự viết code cho ít nhất một ứng dụng mà không dùng bất cứ thư viện hay framework hỗ trợ nào. Thế giới PHP cung cấp rất nhiều các framework tuyệt vời và có thể dễ dàng trừu tượng hóa (abstract) việc truy cập dữ liệu, nhưng hãy luôn đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu dữ liệu thực sự được thao tác ra sao đằng sau hậu trường!".

10. Michael Maclean: Tìm hiểu về bảo mật

Maclean là một nhà phát triển PHP và Python tại Outer Hebrides, Scotland.

Ông nói: "Khá dễ dàng để có thể hiểu và code PHP, đó là lí do tại sao rất nhiều người sử dụng nó, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là phải xem trên thực tế mọi người đang dùng nó như thế nào. Thay vì viết tất cả mọi thứ từ đầu, hãy tìm hiểu một vài framework. Việc này sẽ giúp bạn có một điểm xuất phát thuận lợi hơn.

"Ngoài ra nên học thêm về bảo mật. Trong quá khứ, PHP đã bị nhiều chỉ trích về vấn đề này. Đó là mặt trái của tính dễ sử dụng của PHP. Có nhiều nguồn sách vở và tài nguyên trên mạng trình bày về cách tránh đối phó với các vấn đề bảo mật. Hãy tìm đọc những cuốn sách và thông tin trên mạng về chủ đề bảo mật của các tác giả Chris Shiflett và Ilia Alshanetsky".


(txthanhlucky Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Bài đăng phổ biến